Cây huyết đằng - Vị thuốc bách bệnh ít ai biết trong dân gian!

Huyết đằng dược liệu quý mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe đặc biệt là công dụng bồi bổ khí huyết, cải thiện xương khớp, lợi sữa….Vậy thực tế cây huyết đằng có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Huyết đằng vị thuốc nam quen thuộc trong dân gian

Huyết đằng vị thuốc nam quen thuộc trong dân gian

Thông tin chung về thảo dược huyết đằng

Tên thường gọi: huyết đằng, huyết rồng, kê huyết đằng, cây cỏ máu, đại hoàng đằng….

Đặc điểm

Cây huyết đằng là cây gì? Để nhận biết huyết đằng bạn có thể dựa vào một vài đặc điểm hình thái cơ bản sau:

  • Thân cây: thuộc loại thân dây leo, sống lâu năm do đó cứng chắc giống với thân gỗ. Thân cây có thể dài tới 10m với đường kính trung bình từ 3 - 4cm. Vỏ ngoài thân cây màu nâu nhạt, mặt ngoài xù xì, chặt ngang cây sẽ thấy nhựa màu đỏ chảy ra.

  • Lá cây: lá cây huyết đằng là dạng lá kép, mỗi cành chỉ có 3 - 9 lá đơn. Lá hình trứng màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn.

  • Hoa: hoa màu tím tập trung nhiều ở nách lá và được bao quanh bởi lớp lông mịn.

  • Quả: cây ra quả vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm. Hình dáng tương tự quả trứng dài hoặc hình lưỡi liềm và có hạt bên trong quả.

Thu hái và bảo quản

Phần thân dây leo là bộ phận được thu hái, sử dụng nhiều nhất ở loại thảo dược này và chúng cũng là nguyên liệu chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Thu hái

Hiện nay, để dùng huyết đằng người ta có thể sử dụng loại dây khô hoặc tươi:

  • Thu hái tươi: sau khi thu hoạch dược liệu sẽ được rửa sạch, tiếp theo thái mỏng để sử dụng trực tiếp. Cách dùng tùy vào từng mục đích chữa bệnh khác nhau.

  • Thu hái khô: dây huyết đằng tươi khi lấy về sẽ được ngâm với nước. Thời gian ngâm phụ thuộc vào kích cỡ của từng dây (với dây nhỏ có thể ngâm 2 tiếng nhưng với dây lớn hơn thường sẽ được ngâm trong 3 ngày), sau khi ngâm xong dây huyết đằng sẽ được mang đi rửa sạch. Cắt thành từng lát nhỏ và đem đi phơi khô.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ phòng phù hợp. Tránh để thảo dược tiếp xúc nhiều với độ ẩm bởi việc này có thể gây ẩm mốc từ đó làm giảm tác dụng của huyết đằng.

Nguồn bài viết: https://duocthaiminh.vn/tin-tuc/cay-huyet-dang